Cheers
Cảnh báo
Super Sale
Quan U
Yeswood
Quy trình
Phong phú rẻ đẹp
Gỗ Veneer là gì? Tìm hiểu về các loại gỗ Veneer

Gỗ tự nhiên luôn là sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng với vẻ đẹp và đẳng cấp mà nó mang lại. Tuy nhiên, không phải ai cũng có khả năng và ngân sách để đầu tư vào những món nội thất 100% làm từ gỗ tự nhiên. Đây là lý do tại sao gỗ nhân tạo được ứng dụng và ưu chuộng nhiều trên thị trường nội thất. Gỗ Veneer - một giải pháp tiềm năng với giá thành hợp lý cho người tiêu dùng.

Gỗ Veneer là gì

Gỗ Veneer là loại gỗ tự nhiên được dàn mỏng ra thành nhiều tấm có độ dày khoảng 0.6mm đến dưới 3mm tùy vào nhu cầu sử dụng. Thông thường, độ dày của veneer không vượt quá 3mm. Mỗi cây gỗ tự nhiên khi được chế biến thành veneer có thể tạo ra nhiều tấm veneer khác nhau. 

Gỗ Veneer được dán vào các loại gỗ công nghiệp như gỗ MDF, gỗ HDF, gỗ dán,... thành ván gỗ nhân tạo được sử dụng phổ biến trong ngành nội thất hiện nay. Điều này đem lại tính thẩm mỹ cao, luôn được đánh giá cao về chất lượng, độ bền cùng những tính năng vượt trội và giá thành hợp lý với nhu cầu của khách hàng.

Các lạng gỗ Veneer

Các loại gỗ Veneer

Có 4 loại gỗ Veneer phổ biến nhất hiên nay: gỗ Veneer sồi, gỗ Veneer óc chó, gỗ Veneer xoan đào, gỗ Veneer tần bì.

Gỗ Veneer sồi được sản xuất hoàn toàn từ gỗ sồi tự nhiên, gồm 2 loại phổ biến veneer sồi trắng và veneer sồi đỏ.

  • Đặc tính của gỗ sồi đỏ: Gỗ sồi chịu máy khá tốt, bám đinh ốc và dễ sơn màu cũng như đánh bóng tuy nhiên sơn khô hơi lâu, có xu hướng cong nứt khi phơi khô.
  • Đặc tính gỗ sồi trắng: Tương đối nặng và cứng nhưng có thể uốn cong nhờ hơi nước, kháng mốc và chống thấm khá tốt nhưng lại không thấm chất bảo quản!

Gỗ Veneer óc chó được sản xuất hoàn toàn từ gỗ óc chó tự nhiên.

  • Đặc tính: Chịu máy và bám đinh ốc tốt, dễ bảo quản màu sơn và đánh bóng. Tuy nhiên, nó có xu hướng khô hơi chậm.

Gỗ Veneer xoan đào được sản xuất hoàn toàn từ gỗ xoan đào tự nhiên. 

  • Đặc tính: Khả năng chịu máy và bám đinh ốc tốt, kháng mối mọt ở mức độ trung bình, chịu được nước và độ ẩm ở mức khá.

Gỗ Veneer tần bì được sản xuất hoàn toàn từ thân gỗ cây tần bì.

  • Đặc tính: Khả năng chịu máy và bám đinh ốc tốt, dễ sơn màu và đánh bóng cũng như thời gian khô nhanh. Gỗ tần bì ít bị biến dạng khi sấy.

Ứng dụng của gỗ Veneer

Với bảng màu sắc đa dạng và vẻ ngoài giống gỗ tự nhiên, gỗ veneer được sử dụng phổ biến để làm đồ nội thất như sàn gỗ, tủ, kệ sách, giường...Phổ biến hiện này là tủ bếp, sàn gỗ - mang vẻ đẹp của gỗ tự nhưng giá thành lại rẻ hơn, giường gỗ veneer - mang lại cảm giác dễ chịu,...

Kỹ thuật gỗ Veneer trong sản phẩm tủ quần áo

Ưu và nhược điểm của gỗ Veneer 

Ưu điểm của gỗ Veneer

  • Tính thẩm mỹ cao: Bề mặt veneer từ gỗ tự nhiên, giữ nguyên màu sắc và đường vân sắc nét, tạo ra sản phẩm với vẻ đẹp tự nhiên.
  • Giá cả hợp lý: Gỗ veneer có giá thành thấp hơn, giúp tiết kiệm chi phí. 
  • Bề mặt chất lượng: Bề mặt sáng bóng của veneer hạn chế cong vênh và mối mọt, kéo dài tuổi thọ sản phẩm.
  • Điều chỉnh và ghép vân linh hoạt: Gỗ veneer có thể được điều chỉnh, ghép vân theo nhiều cách khác nhau, tạo ra sản phẩm độc đáo và thẩm mỹ.
  • Sự đa dạng: Gỗ veneer có thể sử dụng để sản xuất ra loại sản phẩm và đồ nội thất có giá trị khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Đường nét sắc sảo của gỗ Veneer  

Nhược điểm của gỗ Veneer

Khả năng chống nước hạn chế: Gỗ veneer được tạo từ cốt gỗ công nghiệp, điều này làm giảm khả năng chống nước của nó và dễ làm hỏng hoặc nứt.

Dễ bị trầy xước: Vì các tấm veneer rất mỏng, sản phẩm nội thất làm từ gỗ veneer có thể dễ bị trầy xước trong quá trình sử dụng.

Tuy nhiên những nhược điểm trên với bất kỳ sản phẩm nào cũng nên lưu ý để đảm bảo sản phẩm được bền lâu.