1. Ván gỗ nhân tạo là gì?
Gỗ nhân tạo là loại gỗ được sản xuất bằng cách liên kết, cố định các sợi gỗ, hạt, ván gỗ lại với nhau bằng chất kế dính tạo thành một loại vật liệu tổng hợp (composite meterial) hay còn được gọi là tấm ván gỗ công nghiệp. Gỗ nhân tạo có tên tiếng anh là man-made wood (gỗ do con người làm) nước ngoài còn gọi là gỗ kỹ thuật (Engineered wood).
Gỗ nhân tạo tại Việt Nam ứng dụng đa dạng trong lĩnh vực nội thất, được sử dụng để làm sàn nhà, tủ đồ, tủ bếp, vách ốp tường, các kệ, bàn ghế, giường, và nhiều sản phẩm nho nhỏ khác.
2. Phân loại các ván gỗ nhân tạo
Ván gỗ nhân tạo có 6 loại được dùng phổ biến hiện nay: ván gỗ dán, ván gỗ dăm, gỗ MDF, gỗ MFC, gỗ HDF, gỗ Verneer.
Ván gỗ dán (Plywood)
Cấu tạo: Nhiều lớp gỗ mỏng khoảng 1mm ép chồng vuông góc với nhau bằng keo chuyên dụng.
Tính chất: Không nứt, không co ngót, ít mối mọt, chịu lực cao. Có gỗ dán thường, gỗ dán chịu nước phủ phim, phủ keo. Bề mặt thường không phẳng nhẵn.
Độ dày thông dụng: 3mm, 5mm, 6mm, 8mm, 10mm, 12mm, 15mm, 18mm, 20mm, 25mm.
Ứng dụng: Gia công phần thô đồ nội thất gia đình, văn phòng, quảng cáo, làm lõi cho bề mặt veneer.
Gỗ PLYWOOD
Ván gỗ dăm (OKAL)
Gỗ ván dăm hay còn gọi là ván okal là loại gỗ được chế tạo từ các loại cây rừng ngắn ngày, sau khi thu hoạch các loại cây gỗ đó sẽ được băm nhỏ thành dăm gỗ và trộn với keo dính chuyên dụng và ép lại thành tấm.
Cấu tạo: Gỗ tự nhiên xay thành dăm, trộn với keo chuyên dụng và ép gia cường.
Tính chất: Không co ngót, ít mối mọt, chịu lực vừa phải, bề mặt phẳng mịn.
Độ dày thông dụng: 9mm, 12mm, 18mm, 25mm.
Ứng dụng: Gia công phần thô đồ nội thất gia đình, văn phòng, quảng cáo, làm cốt cho phủ MFC, PVC … làm lớp cốt hoàn thiện tốt cho nhiều loại vật liệu hoàn thiện bao gồm cả sơn các loại.
Gỗ OKAL
Gỗ MDF (Medium Density Fiberboard)
Cấu tạo: Gỗ tự nhiên loại thường, nghiền mịn, trộn với keo chuyên dụng và ép gia cường.
Tính chất: Không nứt, không co ngót, ít mối mọt, tương đối mềm, chịu lực yếu, dễ gia công. Bề mặt có độ phẳng mịn cao. Loại chịu ẩm thường có lõi màu xanh lá hơi lá cây.
Độ dày thông dụng: 3mm, 4mm, 5mm, 6mm, 9mm, 12mm, 15mm, 17mm, 18mm, 20mm, 25mm.
Gỗ MDF
Gỗ MFC (Melamine Faced Chipboard)
Gỗ MFC là loại gỗ ván dăm được phủ một lớp melamine lên trên bề mặt.
Cấu tạo: Lớp Melamine có khả năng chịu nhiệt, cứng, có màu sắc, họa tiết phong phú được ép lên bề mặt gỗ ván dăm
Tính chất: Bề mặt chống chầy xước, chịu nhiệt rất tốt. Có loại phủ Melamine 1 mặt và 2 mặt.
Độ dày thông dụng: 18mm, 25mm. Ván MFC còn có kích thước: 1830mm rộng x 2440mm dài x 18mm/25mm dày.
Ứng dụng: Gia công đồ nội thất, đặc biệt là nội thất văn phòng. Nhược điểm là hạn chế tạo dáng sản phẩm, xử lý cạnh và ghép nối. Cạnh chủ yếu hoàn thiện bằng nẹp nhựa sử dụng máy dán cạnh chuyên dụng.
Gỗ MFC
Gỗ HDF (High Density Fiberboard)
Cấu tạo: Gỗ tự nhiên loại thường, nghiền mịn, trộn với keo chuyên dụng và ép gia cường với độ ép rất cao.
Tính chất: Không nứt, không co ngót, rất cứng, chịu nước, chịu nhiệt khá tốt.
Độ dày thông dụng: 3mm, 6mm, 9mm, 12mm, 15mm, 17mm, 18mm, 20mm, 25mm.
Ứng dụng: Gia công phần thô đồ nội thất cao cấp, làm cốt ván sàn gỗ công nghiệp…
Gỗ HDF
Gỗ Veneer
Cấu tạo: Là gỗ tự nhiên được bóc thành lớp mỏng từ 0,3 – 1mm rộng 130-180mm. Thông thường được ép lên bề mặt gỗ dán plywood dày 3mm.
Tính chất: Bản chất bề mặt cấu tạo là gỗ thịt, phù hợp với mọi công nghệ hoàn thiện bề mặt. Độ cứng phụ thuộc nhiều vào xử lý PU bề mặt.
Độ dày thông dụng: Tấm ép sẵn 3mm hoặc có thể theo đặt hàng.
Ứng dụng: Là vật liệu hoàn thiện rất đẹp cho nhiều sản phẩm nội thất, giống gỗ tự nhiên, giá thành cạnh tranh, tạo hình phong phú.
Gỗ Verneer